Cách chữa nhiệt miệng bằng những thực phẩm dễ tìm

Nhiệt miệng (loét miệng) là căn bệnh thường gặp ở nhiều người, chúng thường xuất hiện trên lưỡi, bên trong má và bên trong môi. Nhiệt miệng sẽ gây đau và gây khó khăn cho việc ăn uống.

Tỏi có thể giúp giảm tình trạng nhiệt miệng. Ảnh: Internet

Theo Boldsky, dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau và giúp nhanh lành các vết loét:

Nước muối

Muối có đặc tính kháng khuẩn, có thể cải thiện được tình trạng nhiệt miệng. Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm đau, giảm viêm và có thể giúp làm khô vết loét.

Chúng ta có thể hòa tan một muỗng cà phê muối trong 1/2 chén nước và súc miệng.

Mật ong

Mật ong sở hữu đặc tính kháng khuẩn nên có thể giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Theo nghiên cứu năm 2014, mật ong có thể giúp giảm loét, đau và đỏ.

Lấy 1 chút mật ong ra chiếc bát nhỏ, sau đó dùng bông tăm thấm mật ong bôi vào chỗ bị nhiệt sau mỗi bữa ăn. Mỗi ngày có thể bôi 3-4 lần.

Nha đam

Nha đam sở hữu đặc tính chống viêm có thể giúp chữa lành nhanh chóng các vết loét miệng. Theo một nghiên cứu, gel nha đam có hiệu quả trong việc làm giảm loét, đau và viêm.

Lấy gel của nha đam bôi vào những chỗ nhiệt miệng sưng đỏ, bôi nhiều lần để tính kháng khuẩn trong gel thấm sâu vào giúp giảm đau và nhanh khỏi.

Dầu dừa

Trong dầu dừa có chứa acid lauric có thể giúp giảm đau, giảm sưng và giảm sự khó chịu do nhiệt miệng gây ra.

Dùng dầu dừa súc miệng ngày 2-3 lần hoặc bôi dầu dừa vào chỗ loét có thể giúp nhanh lành vết loét.

Tỏi

Trong tỏi có chứa allicin, một hợp chất có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn giúp giảm tình trạng nhiệt miệng.

Xoa một tép tỏi lên vết loét 1-2 phút và súc miệng để giúp giảm tình trạng nhiệt miệng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.