TP.HCM giám sát hơn 13 ngàn mẫu thực phẩm

Với mục đích phát hiện và đánh giá mức độ an toàn thực phẩm (ATTP) của thực phẩm được sản xuất, sơ chế, đóng gói, kinh doanh trên địa bàn TP để có giải pháp ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn lưu hành trên thị trường. Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM đã đưa ra kế hoạch giám sát an toàn thực phẩm năm 2020 trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, nhóm đối tượng thực phẩm, mối nguy cần giám sát là những thực phẩm, thức ăn phổ biến có nguy cơ cao tại các chợ có kinh doanh thực phẩm, những cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP. Tổng số mẫu giám sát là 13.676 mẫu, các chỉ tiêu giám sát bao gồm: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phẩm màu, dư lượng thuốc thú ý, hóa chất cấm,… Kinh phí thực hiện cho công tác giám sát an toàn thực phẩm là hơn 21 tỉ đồng.

Đối với những mẫu không đảm bảo an toàn thực phẩm, ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM sẽ truy xuất nguồn gốc những sản phẩm có kết quả giám sát không an toàn. Đồng thời, sẽ thanh tra, điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có kết quả giám sát không đạt, có biện pháp xử lý nếu cơ sở đó có vi phạm.

Liên quan đến việc pate Minh Chay của Công ty TNHH hai thành viên Lối Sống Mới chứa độc tố cực mạnh khiến nhiều người người nhập viện, ngày 31-8 Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM đã có văn bản đề nghị UBND 24 quận, huyện khẩn trương kiểm tra giám sát, chủ động thu hồi các sản phẩm của công ty TNHH hai thành viên Lối Sống Mới bao gồm: Pate Minh Chay, Pate nấm hầu thủ, ruốc nấm Heri vị hảo hạng, muối vừng bát bảo đặc biệt, ruốc nấm heri hương thảo mộc, giò lụa lúa mì, muối lạc truyền thống, chả quế lúa mì, muối vừng bát bảo, giò nấm lúa mì, ruốc nấm truyền thống, ruốc nấm sả ớt, ruốc nấm cháy tỏi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm