9 loại muối tác động tới sức khỏe, bạn không nên bỏ qua

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, một người trưởng thành nên sử dụng dưới 5 g muối mỗi ngày. Tuy nhiên theo thống kê của Bộ Y tế, gần 60% người dân Việt Nam tiêu thụ lượng muối cao gấp hai lần lượng muối được khuyên dùng hàng ngày. Việc ăn mặn sẽ ảnh hưởng tới chức năng của thận, gây cao huyết áp và bệnh tim mạch...

Theo Brightside có rất nhiều loại muối do đó bằng cách biết các đặc tính của từng loại và tác dụng của nó đối với cơ thể, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và chuyển đổi giữa các loại muối khác nhau sao cho phù hợp.

Muối biển trắng

Muối biển trắng tốt cho cơ thể nếu biết dùng đúng hàm lượng. Ảnh: Brightside

Muối biển được tạo ra bởi sự bốc hơi nước biển. Muối biển trắng giúp bảo vệ làn da, cải thiện sức khỏe răng miệng và giấc ngủ cũng như cân bằng chất điện giải của cơ thể. Trong muối có chứa hàm lượng các khoáng chất lớn như natri, kali, canxi, magiê, bromide, clorua, sắt, đồng và kẽm...có thể mang lại hương vị khác nhau trong nấu ăn nhưng điều này không mang lại lợi ích nào tốt hơn cho sức khỏe.

Muối biển vẫn là muối và có cùng một lượng natri trên mỗi trọng lượng như bất kỳ muối nào khác. Ngoài ra, nếu khai thác ở vùng biển ô nhiễm, muối biển thu được từ phương pháp bốc hơi có thể còn có thêm những kim loại nặng không tốt cho sức khỏe.

Muối biển xám 

Muối biển xám cải thiện hệ hô hấp. Ảnh: Brightside

Loại muối này chứa một bó các khoáng chất khác nhau. Bên cạnh những lợi ích trị liệu, nó còn cải thiện hệ hô hấp, ổn định nhịp tim. Quan trọng nhất, bạn có thể duy trì cân bằng axit-kiềm bình thường và tăng cường tuổi thọ.

Muối đỏ Alaea của Hawaiit

Muối đỏ Hawaii chứa khoảng 80 khoáng chất, nó là hỗn hợp của muối biển chưa tinh chế và đất sét núi lửa giàu oxit sắt. Đặc biệt đất sét này cho muối màu đỏ gạch. 

Muối đỏ alaea làm gia vị nấu ăn và bảo vệ sức khỏe.

Người Hawai tin rằng loại muối trời ban này mang trong nó năng lực chữa bệnh như bảo vệ phổi, hệ thống miễn dịch... và giải độc. Không chỉ được sử dụng làm gia vị nấu ăn, loại muối này còn được dùng làm chất bảo quản tự nhiên của người Hawai.

Muối Namala

Muối Kala Namak rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp điều trị các triệu chứng khó chịu ở bụng. Đồng thời ăn muối Kala Namak giúp bạn tăng cảm giác thèm ăn và có thể điều trị chứng khó chịu ở bụng.

Muối Namak tăng cảm giác thèm ăn. Ảnh: Brightside

Muối hồng Himalaya

Muối hồng Himalaya có hơn 80 khoáng chất tự nhiên. Ảnh: Brightside

Muối hồng Himalaya là một loại gia vị siêu thực phẩm với hơn 80 khoáng chất tự nhiên, chúng có thể cân bằng độ PH trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp thư giãn cơ bắp, ngăn ngừa huyết áp cao và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Muối Truffle

Muối Truffe có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Ảnh: Brightside

Tác dụng khi ta ăn muốn Truffle này có thể kích thích tình dục, chống viêm và kháng khuẩn cực kỳ tốt. Đồng thời ăn muối này đều đặn sẽ giúp cung cấp protein cho cơ thể, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch.

Muối Hoa

Muối hoa tốt cho sức khỏe. Ảnh: Brightside

Loại muối này có hàm lượng khoáng chất rất cao, hương vị nhẹ nhàng và rất bắt mắt. Các khoáng chất như iốt, kẽm, đồng, mangan, sắt, magiê và kali, cực kỳ tốt cho sức khỏe của bạn.

Muối đá đen Cyprus

Muối đen giúp thanh lọc cơ thể. Ảnh: Brightside

Muối đá đen có chứa nhiều hàm lượng khoáng chất và đặc biệt là than hoạt tính giúp loại muối này nổi bật hơn. Ăn loại muối này thường xuyên sẽ thanh lọc cơ thể và duy trì khả năng hoạt động của phổi. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường chất oxy hóa và ngăn ngừa chuột rút.

Muối ăn

Các dạng muối ăn thực sự có thể thúc đẩy việc tạo ra các enzyme và quá trình tiêu hóa cho phép chúng ta chiết xuất và đồng hóa các vitamin, chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm chúng ta ăn. Một trong những loại muối phổ biến nhất là muối iốt.

Muối iốt tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Đây là loại muối tinh chế có bổ sung iốt, điều này là một biện pháp cộng đồng rất thành công nhằm phòng ngừa chứng thiếu iốt dẫn đến sự giảm hoạt động ở tuyến giáp, chậm phát triển trí tuệ và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do đó, nếu bạn không sử dụng muối iốt, do sở thích hay điều kiện hạn chế thì có thể bổ sung bằng cách ăn các loại thức ăn giàu iốt như cá, các chế phẩm từ sữa, trứng và rong biển.

Theo nghiên cứu, các loại muối khác nhau đều có hàm lượng natri tương đương nhau. Về nhận thức hương vị, khoáng chất vi lượng như kali, magiê có thể đóng vai trò về mùi vị. Ngoại trừ iốt được bổ sung vào một cách có chủ đích, các khoáng chất vi lượng trong muối gần như không được chứng minh là có lợi ích nào thêm cho sức khỏe.

Vì thế, chọn lựa muối nào để nấu ăn cần quan tâm nhất là lượng natri. Các hướng dẫn về chế độ ăn uống đề xuất mức tiêu thụ của một người lớn tối đa là 2.300mg natri mỗi ngày (5,8g muối). Điều này thường bị vượt quá và không có lợi cho sức khỏe.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm