3 thói quen trong bữa cơm dễ làm lây lan virus mà người Việt hay mắc phải

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trước tốc độ lây lan dịch bệnh COVID-19, cũng như đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch, các chuyên gia y tế đã chỉ ra 3 thói quen xấu trong ăn uống mà chúng ta nên từ bỏ.

1. Chấm chung chén nước mắm

Hầu hết trong mỗi bữa cơm của gia đình Việt đều có một chén nước chấm dùng chung cho cả gia đình. Tuy nhiên theo PGS-TS Nguyễn Hữu Đức, Khoa Dược- Đại học Y Dược TP.HCM, việc cả nhà dùng chung chén sẽ làm gia tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn, virus, điểm hình như vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), một loại vi khuẩn có nguy cơ dẫn người nhiễm bệnh đến ung thư dạ dày.

Nguyên nhân là do khi một người bị nhiễm HP dùng đũa của mình gắp thức ăn, ước bọt từ miệng chuyển sang đầu đũa sẽ dính vào các phần chấm chung, từ đó tạo điều kiện lí tưởng cho vi khuẩn này lan truyền từ người này sang người khác.

Theo các chuyên gia y tế, thói quen không dùng chung chén nước chấm đang được khuyến khích, xuất phát từ trong nhu cầu cấp thiết phải giữ khoảng cách an toàn về vệ sinh, ăn uống, trước tốc độ lây lan của dịch bệnh Covid-19. Do đó, tốt nhất mỗi người nên có bát nước chấm, hoặc các gia vị khác như chén muối, tương ớt...

Dùng chung chén nước chấm làm tăng nguy cơ lây an vi khuẩn, virus gây bệnh. Ảnh: PLO

2. Dùng đũa gắp thức ăn cho nhau

Tương tự như chấm chung chén nước mắm, việc dùng đũa gắp thức ăn cho nhau cũng có thể dẫn đến lây các bệnh qua đường tiêu hóa như viêm gan A, vi khuẩn HP. ThS.BS Phí Thị Quang, Chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Medlatec trả lời trên Cafef rằng, việc dùng chung đũa, thìa, nước chấm là một con đường lây lan các bệnh truyền nhiễm như: cảm cúm, quai bị, Covid-19...

Điều này cũng được PGS-TS Nguyễn Hữu Đức bày tỏ: "Trong khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau trong đó có những vi khuẩn gây bệnh viêm gan A, viêm loét dạ dày... có thể lây lan qua đường ăn uống chung".

Theo chuyên gia, nên tập thói quen giữ vệ sinh cá nhân, tránh ăn chung đụng, bằng cách ăn đũa hai đầu, một đầu gắp thức ăn còn đầu kia để đưa cơm vào miệng. Ngoài ra, để đảm bảo vệ sinh trước khi ăn uống mỗi người nên có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống.

3. Nói chuyện khi ăn uống

Theo Healthline, nói chuyện trong khi ăn sẽ làm cho thức ăn không được nghiền kĩ trong miệng và khi nuốt xuống dạ dày, nó có thể bị sai ống dẫn, thay vì xuống dạ dày thì lại qua đường phổi hay mũi, gây sặc, nghẹn... Trong trường hợp nguy hiểm, nó có thể chặn đường thở của bạn và dẫn tới tử vong.

Bên cạnh đó, trong khi ăn nếu nói chuyện rất có thể bạn sẽ vô tình làm rơi, hoặc bắn thức ăn, nước bọt ra ngoài, gây mất vệ sinh và làm gia tăng lây lan vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn HP, trong khoang miệng phát tán ra ngoài và lây nhiễm cho người khác.

Vì vậy, khi ăn nên hạn chế nói chuyện. Kể cả khi nhai cũng cố gắng không nên há miệng quá to để bảo vệ sức của bản thân và gia đình.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm