Lên cơn co giật vì bị cấm dùng... facebook

Theo BS Phương, người nhà bệnh nhân này cho biết mỗi ngày bệnh nhân dành tới 10 giờ để lướt facebook, mê facebook đến nỗi không quan tâm đến bất cứ ai, bất cứ chuyện gì. Thậm chí trong bữa ăn cũng chỉ  ngồi ăn mà không trò chuyện với các thành viên khác khiến gia đình khó chịu và thu điện thoại không cho chơi nữa. Sau khi bị thu điện thoại, bệnh nhân lên cơn co giật, phải nhập viện.

Các BS chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn phân ly và đã tư vấn cho gia đình trước mắt không cấm tuyệt đối con dùng điện thoại để chơi facebook mà nên thường xuyên quan tâm đến con hơn. Sau khi  được các BS cho uống thuốc chống loạn thần kết hợp với sự quan tâm nhiều hơn từ gia đình, bệnh nhân đã được xuất viện sau hai tuần.

Bác sỹ Nguyễn Doãn Phương.

Một trường hợp khác là học sinh trung học gần đây cũng nhập BV Bạch Mai điều trị do sử dụng facebook quá nhiều, không giao tiếp với ai, tự thu hẹp mình. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng có ảo thanh, hoang tưởng,  lúc nào cũng có cảm giác có tiếng người nói thúc giục vào facebook. Các BS chẩn đoán bệnh nhân bị tâm thần phân liệt có ảo thanh. Sau khi được cho dùng thuốc loạn thần thì các rối loạn nói trên tự hết.

Theo bà Lê Thị Thu Hà - Trưởng khoa Điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần, một người được cho là nghiện facebook khi thời gian sử dụng facebook nhiều, lệ thuộc và từ bỏ đi những sở thích thói quen cũ. Cạnh đó, người nghiện facebook không còn quan tâm tới sức khỏe của bản thân, mất ăn mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, tâm thần phân liệt... Nặng hơn là chỉ sống trong thế giới ảo, không còn quan tâm tới hiện thực.

 

TS Nguyễn Doãn Phương lưu ý, khi bạn hoặc người nhà thấy con, em mình có các dấu hiệu sau thì nên đưa đến bệnh viện để kiểm tra:

– Bạn, con, em bạn đã cố gắng cắt giảm việc sử dụng Facebook mà không thành công. Cảm thấy 1 sự thúc giục sử dụng ngày càng nhiều.

– Con em bạn trở nên bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bị cấm sử dụng Facebook.

– Bạn sử dụng Facebook rất nhiều đến nỗi mà nó đã có một tác động tiêu cực đến công việc/ học tập của bạn.

“Hiện chưa có thuốc đặc “đặc trị” để “cai” FB. Do vậy, với những người bị trầm cảm, hoang tưởng do FB, các bác sỹ sẽ có những liệu pháp tâm lý kết hợp với thuốc để giúp người bệnh. Ngoài ra, bản thân người nghiện FB cũng có thể dần “điều trị” bằng cách có thời gian biểu, có sự khống chế để quản lý thời gian. Ví dụ, giờ nào vào FB thì mình ghi lại, cố gắng hạn chế sa đà trong thế giới ảo thì mới có thể “cai” được…”, TS Phương nói.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm