Khoảng 8.000 học sinh vi phạm hình sự

Trong đó, hơn 2.000 trường hợp đánh nhau, gần 900 tội phạm ma túy, 83 vụ giết người, 1.372 trường hợp cướp tài sản...

Khoảng 8.000 học sinh vi phạm hình sự ảnh 1


Những học sinh, sinh viên phạm tội bị bắt giữ. Ảnh: Công an Nhân dân

Thực trạng

Học sinh phổ thông đã bỏ học, sống lang thang, gây ra nhiều vụ đánh nhau,... có xu hướng gia tăng. Một số học sinh nghiện game, chat gia tăng, thậm chí giết người cướp của hoặc sẵn sàng bán mình chỉ vì vài chục ngàn đồng để “cứu nét”

Trình bày tại Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực trong học sinh THPT” diễn ra ngày 25/11 tại Hà Nội, Tiến sĩ Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ công tác Học sinh, Sinh viên - Bộ GD&ĐT cho biết: trong số gần 10 triệu học sinh THCS và THPT hiện nay, một bộ phận không nhỏ chạy theo lối sống hưởng thụ, xem việc sử dụng điện thoại, xe máy đắt tiền là sự khẳng định đẳng cấp, giá trị bản thân.

Từ quan niệm đó, một số em đua đòi quá mức. Có trường hợp, học sinh chỉ vì cần tiền mua quần áo đẹp hay điện thoại di động mà phạm tội nghiêm trọng; cá biệt, có em làm những việc bất chấp nhân phẩm để lấy tiền.

Theo Tiến sĩ Bình, học sinh phạm pháp có dấu hiệu tăng cả về tính chất lẫn mức độ nghiêm trọng. Tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng công nghệ cao tấn công trang web để ăn cắp tiền qua mạng, tống tiền qua điện thoại cũng tăng nhanh.

Không có tiền chơi, không ít em sẵn sàng thông qua mạng Internet để kết thành băng nhóm trộm cắp, giết người hoặc “bán mình” chỉ vì vài chục ngàn đồng.

Đặc biệt ngiêm trọng, tại Quảng Ninh, Thanh Hóa, một số em, do thiếu hiểu biết pháp luật, còn lấy cắp vật liệu trên cầu, cắt đường dây điện thoại bán lấy tiền tiêu xài...

Do nhiều phía

Thiếu tướng Đỗ Văn Rụ, Cục trưởng Cục cảnh sát Quản lý Hành chính về Tệ nạn Xã hội, Bộ Công an, cho biết, nguyên nhân của tình trạng trên do công tác quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ vui chơi, quán bar, karaoke, vũ trường, Internet, phim ảnh... của cơ quan chức năng còn buông lỏng, đã tác động tiêu cực đến đạo đức, lối sống của một bộ phận người trẻ.

Về phía gia đình, nhiều phụ huynh thiếu sự quan tâm, chăm sóc, động viên, giáo dục, chưa nắm bắt hoặc nắm bắt không đúng, không đầy đủ những đặc điểm tâm lý, tính cách của các em. Nghiêm trọng hơn, có trường hợp chính người thân trong gia đình lôi kéo con, em, cháu mình cùng tham gia hành vi vi phạm pháp luật.

Thiếu tướng Rụ cũng cho rằng, học sinh còn kém về kỹ năng sống, nhiều em chưa nhận thức được việc phạm tội, vi phạm đạo đức của mình.

Ở góc độ nhà trường, Tiến sĩ Phùng Khắc Bình nêu quan điểm, môn giáo dục đạo đức công dân còn nặng về lý thuyết. Thậm chí, nhiều thầy cô cũng vi phạm chuẩn mực đạo đức, chưa làm gương để học sinh noi theo.

Đề cập đến giải pháp, thầy Nguyễn Văn Đồng, Trường THPT Mê Linh (Hà Nội) đưa ra ba vấn đề: quản lý của hiệu trưởng; quản lý của giáo viên giảng dạy và giáo viên chủ nhiệm; kết hợp giữa các lực lượng xã hội.

Trong khi đó, ông Mai Sỹ Nhật, trưởng phòng công tác học sinh sinh viên Sở GD&ĐT Hà Nội bày tỏ, đưa vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng chương trình, tài liệu… thành vấn đề chính thống trong nhà trường mới là giải pháp thực sự bền vững.

Theo Đỗ Ngọc (Tiền Phong Online)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10,

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10,

(PLO)- Học sinh Hà Nội sẽ thi 3 môn vào lớp 10 là Toán, Văn, Ngoại ngữ trong kỳ thi vào THPT công lập, không có môn thứ tư. Hà Nội có khoảng 135.000 học sinh lớp 9, nhưng chỉ có khoảng 81.000 chỉ tiêu vào lớp 10 các trường công lập. 

Ngày hội tuyển sinh Victoria 360 Showcase: Sôi động với các trải nghiệm thú vị

Ngày hội tuyển sinh Victoria 360 Showcase: Sôi động với các trải nghiệm thú vị

(PLO)- Sáng 23-3, Ngày hội tuyển sinh do Hệ thống giáo dục Victoria School tổ chức đồng loạt tại Trường: Victoria Nam Sài Gòn, Trường Victoria Riverside và Trường Mầm non Victoria - SwanBay với chủ đề “Khám phá ngôi trường hạnh phúc tại Victoria 360 Showcase” đã thu hút đông đảo phụ huynh, học sinh đến tham dự và trải nghiệm.