‘Cánh đồng chết’ và bộ đội nhà Phật

Năm 2019 là năm thứ 40 kỷ niệm ngày Phnom Penh và Campuchia được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng. Đất nước chùa tháp hồi sinh như thế nào, người dân nghĩ gì về quá khứ, về tội ác diệt chủng của chế độ Pol Pot, về vai trò của Việt Nam, đó là những ẩn số đối với tôi khi bắt đầu chuyến công tác tại đất nước này vào cuối năm 2009. Với nhiều người, có cả những điều hé mở và ẩn số nhưng chắc chắn một điều là đất nước chùa tháp đã hồi sinh trông thấy.

Khi tôi đặt chân tới Campuchia, 30 năm đã trôi qua sau khi thoát khỏi chế độ diệt chủng nhưng thế giới vẫn nói tới đất nước này bằng những ngôn từ kích thích sự hiếu kỳ như hòa giải, hận thù. phe đối lập ở Campuchia vẫn tiếp tục định nghĩa về sự “chiếm đóng” của Việt Nam trong mười năm, từ năm 1979 đến 1989 và kích động sự chia rẽ giữa Campuchia với Việt Nam.

Bạn bè, đồng nghiệp Campuchia của tôi đều nói rằng hiệu ứng tuyên truyền của phương Tây ở đất nước này đã làm tôi quá lo ngại, rằng sự thật vốn không thể che đậy được. Tôi cũng mong như vậy. Cho tới một ngày tôi giúp hướng dẫn du lịch cho Minh Đức, một cậu sinh viên Việt Nam thuộc thế hệ 8x từ ĐH Đà lạt, lần đầu tiên muốn tự tìm hiểu về đất nước này qua tiếp xúc với người bản địa. Trải nghiệm của Minh Đức đã giúp hé mở một số ẩn số.

Quân tình nguyện Việt Nam - bộ đội nhà Phật trong tình thương yêu, kính trọng của người dân Campuchia yêu hòa bình. Ảnh: TƯ LIỆU

Trong một buổi lân la trò chuyện với những người bán hàng rong tại đền Bayon ở khu di tích Angkor, Đức nói chuyện với một cụ bà Khmer, khó đoán tuổi, từng sống qua thời “Campuchia trở về zero”. “Cậu từ nước nào tới?”. “Dạ cháu từ Việt Nam”. “Ồ, thật may mắn, không có bộ đội nhà Phật tới cứu thì tôi đã chết rồi...”. Cậu sinh viên Đà Lạt không hiểu tại sao lại là may mắn? Bộ đội nhà Phật là ai? Cụ già ám chỉ bộ đội Việt Nam chăng?

Đem sự băn khoăn về “bộ đội nhà Phật” hỏi tôi khi về tới Phnom Penh, tôi dẫn Đức tới thăm nhà Sim Perdu, một chuyên gia trồng rừng, nhà ở Phnom Penh. Sim từng là cậu bé 16 tuổi khi hồi hương về Phnom Penh sau ngày giải phóng. Sim hào hứng giải thích: 31 năm qua đi, số người còn sống sót qua thời Khmer Đỏ tới nay không còn nhiều. Số người đó thường gọi bộ đội Việt Nam là quân nhà Phật, quân của trời phái xuống, vì đúng lúc cơ cực nhất của chế độ Angkor địa ngục trần gian thì đội quân này xuất hiện. Những người sinh ra hoặc trở về Campuchia sau năm 1979 cũng không hiểu xuất xứ của cách gọi này: không hề có chữ Việt Nam nhưng là cách gọi ám chỉ bộ đội Việt Nam.

40 năm hòa bình và bồi đắp thịnh vượng của đất nước chùa tháp đã hồi sinh đất nước này từ đống tro tàn, từ những trang vấy máu của những cánh đồng chết, người dân Campuchia trọng hiện tại và hướng về tương lai, họ không muốn nhắc lại quá khứ bi thảm, cũng rất ít sách lịch sử do người Campuchia viết về quá khứ nhưng quá khứ không thể quên trong số ít những người là nạn nhân của chế độ diệt chủng; quá khứ cũng bị các đảng đối lập xuyên tạc để tuyên truyền tranh phiếu bầu.

Phiên tòa của Liên Hiệp Quốc tháng 11-2018 đã chính thức khép lại bản án về các tội ác chống lại nhân loại, tội ác chiến tranh và diệt chủng của chế độ Pol Pot trong thời gian từ ngày 17-4-1975 đến ngày 6-1-1979. Những ẩn số đã hé mở dần về bộ đội nhà Phật.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

TIN BUỒN

TIN BUỒN

(PLO)- Đồng chí Nguyễn Văn Hanh, nguyên Phó trưởng Đoàn Thường trực Đoàn Đại biểu Quốc Hội TP.HCM khoá IX, nguyên Ủy viên Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM qua đời ở tuổi 99.