Làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế

(PLO)- Từ làng Địa Linh, hàng vạn ông Công ông Táo được tạo ra cung cấp cho thị trường dịp Tết.

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân, vị thần trong coi bếp lại cưỡi cá chép bay về trời để báo lại mọi việc xảy ra trong trong năm qua.
Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch, Táo quân, vị thần trong coi bếp lại cưỡi cá chép bay về trời để báo lại mọi việc xảy ra trong năm qua. Cùng với việc chuẩn bị mâm cơm, bàn thờ ông Công, ông Táo cũng được các gia đình lau dọn sạch sẽ, tượng ông Táo được thay mới để cầu một năm may mắn, đủ đầy.

Làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế ảnh 2
Nằm kề bên phố cổ Bao Vinh, đến làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà) vào những ngày cận Tết, từ xa tiếng gõ lọc cọc phát ra từ những chiếc khuôn đúc, mùi khen khét của đất sét nung càng rõ rệt hơn. Để làm ra những ông Táo, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn từ chọn đất sét đến tô màu, trang trí...

Làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế ảnh 3
Để có những bức tượng đúng chuẩn, người làng Địa Linh chọn nguyên liệu làm khuôn từ loại gỗ lim. Khi cho đất vào khuôn đúc phải ép thật chặt để tượng không bị méo. Lấy tượng khỏi khuôn cũng đòi hỏi phải thật khéo.

Làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế ảnh 4
Sau khi tượng rút bớt nước thì đem phơi. Nếu nắng đẹp, những bức tượng sẽ được phơi khoảng một ngày rồi cho vào lò nung.

Làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế ảnh 5
Nhưng gặp phải thời tiết mưa nhiều, người dân phải sử dụng quạt để làm khô các bức tượng. Vì nếu như những bức tượng không được khô khi vào lò nung sẽ bị bể.

Làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế ảnh 6
“Xếp tượng vào lò nung rất quan trọng, hơn 1.000 tượng phải sắp xếp thành từng hàng, nhiều lớp trên dưới xen kẽ, giữa các lối cần có khoảng cách để lửa cháy đều, tránh việc nổ hoặc vỡ nát” - anh Võ Văn Đức (thợ đúc tượng lâu năm tại làng Địa Linh) chia sẻ kinh nghiệm.

Làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế ảnh 7
Sau khi nung, những bức tượng ông Táo được người dân vẽ bằng màu rồi rắc bột kim tuyến để trông bắt mắt hơn. Công đoạn này phải đến gần ngày 23 tháng Chạp mới bắt đầu được thực hiện để tượng luôn được mới và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế ảnh 8
Trước đây, từng có thời gian nghề đúc tượng ông Táo là công việc mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình ở làng Địa Linh, thế nhưng vì nhiều lý do mà đến nay không còn nhiều người gắn bó với nghề. Nhiều người tâm huyết muốn giữ lại nghề lại gặp nhiều khó khăn bởi công việc tuy vất vả nhưng thu nhập rất thấp.

Làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế ảnh 9
“Hiện nay nghề làm tượng ông Táo càng ngày càng có ít người theo. Công việc thức khuya dậy sớm, chỉ làm được dịp cuối năm, công và thu nhập chẳng đáng bao nhiêu nên giờ số gia đình làm tượng ông Táo chỉ còn đếm trên đầu ngón tay” - một người thợ trăn trở.

Làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế ảnh 10
Sau khi tô màu xong các bức tượng sẽ được cho vào bao bì cẩn thận để các tiểu thương đến mua sỉ về bán tại các chợ.

Làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế ảnh 11Tượng ông Táo thôn Địa Linh có giá 500-1.500 đồng/tượng. Tượng được bỏ sỉ ở chợ tại Thừa Thiên-Huế và nhiều tỉnh lân cận.

Làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế ảnh 12
Tượng ông Táo cùng với nhiều sản phẩm thủ công được bày bán nhộn nhịp tại các chợ ở Huế trước ngày 23 tháng Chạp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm