Đến năm 2050, biển sẽ chứa nhiều rác hơn cá

Báo cáo cho biết: “Nghiên cứu gần đây nhất ước tính các đại dương chứa 165 triệu tấn rác thải nhựa. Theo đà này thì đến năm 2025, dự tính các đại dương sẽ chứa một tấn rác thải nhựa trên hơn ba tấn cá và đến năm 2050 sẽ có nhiều rác hơn cá”.
Nói cách khác, chỉ trong vòng 34 năm, rác thải nhựa có trong các đại dương sẽ nhiều hơn số lượng mọi loài cá gộp lại.
Nghiên cứu trên mô tả rác thải nhựa là “loại vật liệu ở đâu cũng thấy của nền kinh tế hiện đại” và sau lần sử dụng đầu tiên, 95% giá trị vật liệu nhựa đóng gói, nghĩa là từ 80 đến 120 tỉ đôla mỗi năm, bị lãng phí (do không tái sử dụng vật liệu nhựa).

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới thì có ít nhất 8 triệu tấn rác thải nhựa, tương đương với mỗi phút lại có một chiếc xe đầy rác đổ vào đại dương hằng năm.

 Thu gom rác thải nhựa từ đại dương nhằm tính toán mức độ ô nhiễm rác thải nhựa. (Ảnh minh họa)

Trang 36 của bài báo cáo, “Nền kinh tế vật liệu nhựa và những cân nhắc trong tương lai”, cho phép chúng ta hy vọng về những biến chuyển tích cực. 

Bằng cách tái thiết kế nguyên vật liệu và phát triển các công nghệ mới, nghiên cứu cho thấy rằng việc xóa bỏ rác thải nhựa là hoàn toàn có thể. 
Quỹ Ellen MacArthur khẳng định rằng những thay đổi mang tính hệ thống ấy “đòi hỏi sự hợp tác lớn lao”, giữa các công ty sản xuất hàng tiêu dùng, nhà máy sản xuất nhựa, các ngành kinh doanh liên quan và nỗ lực tái chế cùng với sự đóng góp của những nhà làm luật.
Dominic Waughray, đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, phát biểu: “Báo cáo này cho thấy tầm quan trọng của việc khởi sự một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp chế biến nhựa thân thiện với môi trường và là bước đầu tiên nhằm thay đổi vai trò của vật liệu nhựa trong nền kinh tế”.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, hiện nay chỉ có 14% vật liệu nhựa đóng gói được thu gom để tái chế, trong khi tái chế giấy đạt được 58%, sắt và thép đạt từ 70% đến 90%.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

(PLO)- Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như muốn đổi tên nước này thành “Bharat” để tách Ấn Độ khỏi quá khứ thuộc địa.