5 điều Mỹ phải dè chừng Trung Quốc ra tay thương mại

Nguy cơ chiến tranh thương mại toàn diện giữa Mỹ và TQ là đề tài nóng trên truyền thông quốc tế nhiều tuần qua, đặc biệt những ngày này, khi hai nước liên tục đe dọa đánh thuế nhập khẩu lên hàng của nhau cũng như đe dọa sẽ có thêm biện pháp bảo hộ.

Sau nhiều lần đe dọa, giữa tuần rồi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắn phát súng đầu tiên khi tuyên bố sẽ đánh thuế nhập khẩu 25% lên 50 tỉ UDS hàng TQ, bắt đầu từ ngày 6-7. TQ ngay lập tức trả đũa, cũng tuyên bố sẽ đánh thuế 25% lên 50 tỉ USD hàng Mỹ cũng từ ngày 6-7.

Hàng loạt đối thoại thương mại Mỹ-Trung vừa qua đã không mang lại thỏa hiệp nào. Ảnh: SCMP

Hàng loạt đối thoại thương mại Mỹ-Trung vừa qua đã không mang lại thỏa hiệp nào. Ảnh: ASIA TIMES

Một ngày sau, ông Trump đe sẽ áp gói thuế quan thứ hai, đánh 10% lên 200 tỉ USD hàng TQ, nếu nước này nhất quyết trả đũa gói thuế quan thứ nhất đánh lên 50 tỉ USD mà ông tuyên bố trước đó. Không chịu thua, Bộ Thương mại TQ tuyên bố sẽ “đáp trả dữ dội” với các biện pháp tương ứng về “số lượng” và “chất lượng”.

Với tình hình này, câu hỏi đặt ra là TQ có thể làm gì tiếp theo để bảo vệ quyền lợi của mình và tối thiểu hóa thiệt hại trong trận chiến thương mại này với cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Có năm biện pháp TQ có thể viện tới, theo RT.

Cắt giảm đầu tư vào Mỹ

Từ nhiều tháng nay trong bối cảnh thương mại Mỹ-Trung căng thẳng, các công ty TQ đã giảm mạnh đầu tư vào Mỹ, theo báo cáo của Công ty nghiên cứu Rhodium Group (Mỹ) chuyên theo dõi đầu tư TQ. Cụ thể đầu tư TQ đã giảm tổng cộng 92% trong năm tháng đầu năm nay.

Các TP chính ở Mỹ có nhiều đầu tư Trung Quốc (màu đỏ). Ảnh: MARKET ORACLE

Các TP Mỹ có nhiều đầu tư TQ (màu đỏ). Ảnh: MARKET ORACLE

TQ trở thành đối tác chiến lược của Mỹ vào cuối thập niên này, như một phần kế hoạch của Mỹ đối trọng Liên bang Xô Viết. Có thể nói người nỗ lực phát triển quan hệ thương mại với TQ nhất là Tổng thống Richard Nixon (1969-1974). Tuy nhiên, đến đầu những năm 2000 dưới thời chính phủ Tổng thống George W. Bush, TQ từ một đối tác chiến lược thành một đối thủ chiến lược. Đầu tư của các công ty TQ vào Mỹ giảm mạnh.

Đánh thuế thêm hàng Mỹ

TQ có thể tăng đánh thuế nhập khẩu lên hàng Mỹ. Các nhà phân tích đều cho rằng sẽ không bên nào thắng trong cuộc chiến đánh thuế qua lại này. Tuy nhiên, TQ đã tuyên bố sẵn sàng chịu đau thương để bảo vệ quyền lợi của mình.

Boeing có thể là mục tiêu đánh thuế tiếp theo của Trung Quốc. Ảnh: AFP

Boeing có thể là mục tiêu đánh thuế tiếp theo của TQ. Ảnh: AFP

Nếu chiến tranh thương mại leo thang, các công ty lớn của Mỹ sẽ bị thiệt hại. TQ đã nhắm tới các mặt hàng nông sản chủ lực ở các bang nhà của đảng Cộng hòa và ủng hộ ông Trump trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Hiện giờ TQ mới chỉ nhắm đến các mặt hàng trái cây, thịt heo, rượu vang, đậu nành, bắp, bột, gạo, bia, gia cầm… nhưng Apple và Boeing có thể sẽ là những mục tiêu tiếp theo.

Từ chối mua dầu khí Mỹ

TQ là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, là một trong những khách hàng chính mua dầu Mỹ kể từ khi Mỹ cho phép các công ty khai thác bán dầu thô ra ngoài. TQ cũng là nước tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng nhiều nhất thế giới. Trong 50 tỉ USD hàng Mỹ mà TQ vừa tuyên bố sẽ đánh thuế 25%, 16 tỉ USD là các mặt hàng dầu thô, xăng, khí tự nhiên.

Một nhà máy dầu khí ở Mỹ. Ảnh: OIL AND GAS PEOPLE

Một nhà máy dầu khí ở Mỹ. Ảnh: OIL AND GAS PEOPLE

TQ là khách hàng châu Á lớn nhất với dầu thô Mỹ. Trong quý đầu năm nay thị phần dầu thô Mỹ ở TQ tăng 3,5%, so với chỉ 0,4% cùng thời kỳ năm ngoái, theo Công ty S&P Global Platts (Mỹ) chuyên phân tích năng lượng và hàng tiêu dùng cũng như đánh giá tài chính.

Tuy nhiên, với diễn biến căng thẳng này TQ có thể sẽ không chỉ đánh thuế thêm hàng năng lượng Mỹ mà còn giảm mua, thậm chí ngưng mua hoàn toàn dầu khí từ Mỹ.

Hạ giá đồng nhân dân tệ

Đồng nhân dân tệ yếu giúp tăng tính cạnh tranh thương mại cho TQ. Đây là điều Mỹ không hề mong muốn và vẫn phàn nàn lâu nay. Với tình hình căng thẳng này TQ có thể sẽ nới lỏng các biện pháp kiểm soát tiền tệ, cho phép giảm giá đồng nhân dân tệ, hỗ trợ xuất khẩu.

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Đồng nhân dân tệ của TQ. Ảnh: SCMP

“Một điều có thể nghĩ đến là TQ sẽ một lần nữa tính đến chuyện giảm giá tiền tệ. Đây là một trong những công cụ kinh tế đầy sức mạnh của TQ” - Market Watch dẫn lời nhà chiến lược kinh tế cấp cao Michael Every tại Ngân hàng Rabobank (Hà Lan).

Phá giá trái phiếu Mỹ

Trong các biện pháp mà TQ có thể viện đến để trả đũa Mỹ trong trận chiến thương mại này là nhắm đến khoản nợ chính phủ của Mỹ - còn được xem là “biện pháp hạt nhân”.

Trái phiếu Mỹ. Ảnh: MARKET ASSET

Trái phiếu Mỹ. Ảnh: MARKET ASSET

Tính đến cuối tháng 4, TQ giữ khoảng 1.180 tỉ trái phiếu Mỹ. TQ nắm giữ lượng trái phiếu Mỹ lớn thứ hai sau Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ.

Một khi TQ quyết định phá giá trái phiếu Mỹ sẽ ảnh hưởng cực kỳ tiệu cực lên hệ thống tài chính Mỹ cũng như các nhà đầu tư trái phiếu Mỹ trên toàn cầu.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.