Trung Quốc ồ ạt bơm tiền vào nền kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP quý II của Trung Quốc đã giảm nhẹ xuống còn 6,7% so với cùng kỳ nhưng vẫn cao hơn mục tiêu của chính phủ là 6,5%. Nhưng một số hoạt động chính cũng đã có dấu hiệu suy giảm.

Đầu tư vào tài sản cố định tăng chậm, trong khi các khoản nợ xấu tăng lên và nguy cơ vỡ nợ cũng tăng. Tỉ lệ thất nghiệp toàn quốc đã tăng ở mức 5,1%. Các công ty nhỏ đang gặp khó khăn trong việc trả nợ và phải vật lộn với chi phí trả nợ tăng cao.

Hôm qua (7-10), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tuyên bố cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại nhằm cung cấp cho nền kinh tế cho một chi phí tài chính rẻ hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh tranh chấp thương mại với Mỹ đang leo thang.

Động thái này được cho là sẽ bơm ròng 750 tỉ nhân dân tệ (tương đương 109,2 tỉ USD) lượng tiền mặt vào hệ thống ngân hàng.

Đây là lần thứ tư trong năm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã cam kết một kế hoạch đầu tư hàng tỉ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng khi nhận thấy các dấu hiệu tăng trưởng đầu tư đang chậm lại.

Ông Xu Hongcai, Phó Giám đốc Trung tâm giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc, một think tank của Bắc Kinh, cho biết việc cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc là rất kịp thời để lấy lại niềm tin cho nền kinh tế. Tác động của chiến tranh thương mại sẽ được làm chậm lại và vẫn còn có “room” để giảm tiếp tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết sẽ tiếp tục thưc thi các biện pháp cần thiết để ổn định các kỳ vọng của thị trường, trong khi duy trì một chính sách tiền tệ trung lập và thận trọng. Cũng như duy trì một thanh khoản để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và đảm bảo đồng tiền không bị mất giá.

Ông Zhang Yiping, chuyên gia cao cấp của Merchants Securities (Thẩm Quyến), thanh khoản được bơm dồi dào vào hệ thông ngân hàng nhưng quan trọng chuyển tiền được vào nền kinh tế thực, mà không bị bong bóng đầu tư.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm