Mạng internet của Triều Tiên nhờ đâu mà có?

Một trong các nguồn tin tại Hàn Quốc khẳng định, chính WHO đã cung cấp cho Triều Tiên các công nghệ như máy tính và máy ghi hình để hỗ trợ việc gìn giữ sức khỏa cho người dân tại các vùng xa xôi hẻo lánh. 

Với xuất phát điểm này, Triều Tiên đã có thể tự thân sản xuất các công cụ và cơ sở thông tin liên lạc chất lượng cao. Triều Tiên dã cho xây dựng một nhà máy sản xuất sợ cáp quang ngay tại thủ đô Bình Nhưỡng, đồng thời cho nâng cấp các nhà máy sản xuất dụng cụ thông tin liên lạc khác với những công nghê tiên tiến.

Biếm họa của AREND VAN DAM (Hà Lan) về lực lượng "tác chiến điện tử" của Triều Tiên

Một người tin khác lại cho rằng, Triều Tiên đã tiếp nhận các công nghệ thông tin liên lạc từ chính Hàn Quốc. Theo đó, vào năm 2009, chính quyền Seoul đã cung cấp công nghệ cho Triều Tiên, hỗ trợ xây dựng mạng lưới liên lạc cáp quang gần khu vực phi quân sự (DMZ) để đảm bảo liên lạc ngăn ngừa xung đột quân sự giữa hai bên. 

Hệ thống này cũng nhằm mục đích kết nối hệ thống liên lạc giữa Seoul và Bình Nhưỡng để vận hành dự án Khu công nghiệp chung Kaesong. Mặc dù Hàn Quốc đã cắt đứt kênh liên lạc này sau khi quan hệ hai quốc gia trở nên gay gắt nhiều khả năng Triều Tiên đã tiếp thu các công nghệ này để thiết lập và mở rộng mạng lưới cáp quang trong nước.

Hệ thống mạng internet của Triều Tiên đã bị đánh sập trong vòng 9 tiếng 30 phút vào ngày 22-12 vừa qua. Đến ngày 23-12 thì được khoi phục trở lại, tuy nhiên vẫn còn đôi lúc bị “chập chờn”. 

Vụ việc này xảy ra trung hợp với thời điểm tổng thống Mỹ ông Barack Obama cáo buộc Triều Tiên tấn công hệ thống mạng của hãng phim Sony Pictures, đồng thời tuyên bố sẽ “đáp trả” nhưng không nêu rõ thời gian và cách thức.

Các trường học tại Triều Tiên cũng được kết nối với hệ thống mạng trong nước

Theo hãng thông tấn CNN, hiện chỉ có khoảng 1.024 tài khoản IP tại Triều Tiên, một phần rất nhỏ so với con số 1,5 tỷ địa chỉ mạng tại Mỹ. Tuy nhiên, nhiều khả năng một địa chỉ IP của Triều Tiên được “chia sẻ” bởi nhiều máy tính khác nhau.

Trong khi đó, theo ông Tan Xiaosheng, một chuyên gia an ninh người Trung Quốc, hệ thống mạng internet tại Triều Tiên thực chất được vận hành thông qua hệ thống cáp mạng của Trung Quốc và các vệ tinh của Nga. Ông cũng cho rằng việc một quốc gia kết nối vào hệ thống mạng của một quốc gia khác để tiếp cận mạng quốc tế là chuyện “hoàn toàn bình thường”. 

Mặc dù hệ thống mạng không dây Wi-Fi đã bị cấm tại Triều Tiên, các phóng viên của tờ Thời báo Hoàn cầu vẫn có thể truy cập vào mạng internet tại Bình Nhưỡng và thực hiện các cuộc gọi video về trụ sở tại Bắc Kinh với tốc độc 2M bit/giây cước giá 545 đô la Mỹ một tháng. 

Đây là đặc quyền chỉ dành cho các công dân nước ngoài làm việc tại Triều Tiên. Còn công dân Triều Tiên chỉ được phép truy cập vào hệ thống mạng internet trong nước, không hề biết đến thế giới bên ngoài.

Triều Tiên rất cần hệ thống mạng để động quân đội ngoài tiền tuyến

Hệ thống mạng của Triều Tiên “Intranet” được thiết lập vào năm 2000 để người dân nước này có thể truy cập vào các trang mạng chính phủ của Bình Nhưỡng. Người dân có thể đăng nhập vào một vài trang mạng, tải sách báo và thông tin.

Trong khi đó, các sinh viên đại học thì có thể sủ dụng một diễn đàng trên mạng, tương tự như các trang mạng xã hội để chia sẻ … bài hát và thiệp chúc mừng sinh nhật đến các giảng viên.

Hệ thống cáp quang của Triều Tiên đã cung cấp mạng internet cho 9 bệnh viện, 2 thư viện, các cơ sở hạt nhân, điện lực, quân sự và hệ thống y tế của nước này. 

Quân đội Triều Tiên nhờ đó có thể cung cấp thông tin y tế cho quân lính tại tiền tuyến, đồng thời điều động các đơn vị quân sự trong trường hợp xung đột xảy ra.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm