Đáp án kỳ 12: Xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp

TS. Luật sư Phan Trung Hoài, Trưởng Văn phòng Luật sư Phan Trung Hoài thay mặt ban tổ chức đưa ra đáp án của chương trình À ra thế kỳ 12.

Đợi khi chúng chết thì quay lại nhặt. Việc A và B nhặt được chó, mèo hay không còn phụ thuộc vào việc chó, mèo đó có bị chết do đánh bả hay không và chỉ chết ở ngoài đường thì A và B mới nhặt được.

Với dữ kiện đó, nhiều đáp án gửi về đã “sập bẫy” khi xác định có hai hành vi trái pháp luật xảy ra. Đầu tiên là hành vi đánh bả của A với B, đây là hành vi hủy hoại tài sản. Hành vi nhặt chó, mèo chết tiếp theo thì được chia làm ba quan điểm: Hoặc A và B có hành vi trộm cắp, hoặc A và B có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản, hoặc A và B có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Các đáp án này phân tích rất sâu và chặt chẽ. Tuy nhiên, đó không phải là đáp án được công bố hôm nay.

Theo tình huống, A và B muốn kiếm tiền tiêu xài nên bàn nhau đi đánh bả chó, mèo. Mặc dù A đã “tính toán” quăng bả rồi quay lại nhặt nhưng điều đó không che giấu được ý thức chiếm đoạt tài sản của người khác. Đồng thời, việc quăng bả để rồi nhặt cũng phải được thực hiện lén lút đối với chủ sở hữu của những con vật. Nếu vì lý do khách quan nào đó mà A và B không nhặt được những con chó, mèo đã đánh bả thì cũng không làm ảnh hưởng đến việc xác định hành vi của A và B. Như vậy, với hành vi lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản của A và B đã đủ cơ sở để xác định đây là hành vi trộm cắp tài sản.

Từ việc xác định trên, chúng ta sẽ đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành để xem A và B bị xử lý như thế nào nhé!

Điều 138 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về tội trộm cắp tài sản như sau: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt…”. Cạnh đó, Mục 3, điểm a, tiểu mục a.6, Thông tư liên lịch 02/2001/TTLT ngày 25-12-2001 của TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp xác định gây hậu quả nghiêm trọng là “gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng”. Đối chiếu theo tình huống, hành vi của A và B gây thiệt hại 1,8 triệu đồng, chưa bị xử phạt hành chính, chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản và cũng chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, hành vi này chỉ bị xử phạt hành chính.

Để xử phạt những hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, Chính phủ đã ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013. Theo điểm a khoản 1 Điều 15, hành vi của A và B sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Đồng thời, khoản 3 Điều 15 cũng quy định về hình thức xử phạt bổ sung. Theo đó, chiếc xe máy và số tiền bất chính mà A và B thu được sẽ bị tịch thu.

Từ những phân tích trên, đáp án của À Ra Thế kỳ 12 là: A và B sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp tài sản với mức phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng, kèm theo việc tịch thu chiếc xe máy và số tiền thu lợi bất chính. Kính mời quý bạn đọc xem clip đáp án tại http://plo.vn/phap-luat/a-ra-the/.

À Ra Thế xin chúc mừng những bạn đọc có đáp án trùng với đáp án trên. Việc vinh danh năm bạn đọc xuất sắc đạt giải và công bố con số may mắn kỳ 12 sẽ được thực hiện vào thứ Tư, 19-10.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm