Lộ bí mật đời tư từ việc 'đòi' phiếu lý lịch tư pháp số 2

TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) và bà Phan Thị Bình Thuận, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, đồng chủ trì hội nghị.

Đáng chú ý, trình bày tham luận tại tọa đàm, đại diện Sở Tư pháp TP.HCM cho rằng việc sử dụng phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) số 2 như hiện nay còn nhiều bất cập.

Theo quy định tại Điều 41 của Luật LLTP năm 2009 thì phiếu LLTP gồm có: Phiếu LLTP số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức. Còn phiếu số 2 cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân.

Tuy nhiên, một số cơ quan tiến hành tố tụng có dấu hiệu lạm dụng, yêu cầu người dân cung cấp phiếu LLTP số 2 và sử dụng phiếu này không đúng mục đích. Điều này, theo Sở Tư pháp, là có thể dẫn tới việc lộ thông tin cá nhân, bí mật đời tư của công dân.

Các đại biểu tham gia buổi tọa đàm. Ảnh: Minh Chung

Nhà nước ta luôn có chính sách khoan hồng, tạo cơ hội cho những người phạm tội khi chấp hành xong hình phạt có thể quay lại tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội bằng chế định xóa án tích được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Nếu một người đã từng bị kết án và đã xóa án tích thì khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu LLTP số 1 thì trong nội dung của phiếu này, ở mục “tình trạng án tích” sẽ ghi “không có án tích”.

Tuy nhiên, cùng người này nếu yêu cầu cấp phiếu LLTP số 2 thì thông tin án tích sẽ bị ghi lại đầy đủ, chi tiết. Việc này làm cho người đã từng bị kết án cảm thấy mặc cảm, thiệt thòi, đặc biệt là khó khăn trong vấn đề xin việc, nhất là khi đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài dù người đó quyết tâm hoàn lương.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm