Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ tạo cơ hội cho DN Việt

Những động thái “ăn miếng trả miếng” trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng gay gắt, tác động đến toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp (DN) cho rằng bên cạnh những rủi ro thì cơ hội cho Việt Nam (VN) là không nhỏ và thực tế nhiều ngành hàng trong nước hưởng lợi lớn.

Hưởng lợi lớn

Giá cổ phiếu của hai công ty thủy sản hàng đầu VN là Vĩnh Hoàn và Minh Phú trong những ngày gần đây tăng mạnh. Chỉ tính trong sáu ngày gần đây, giá cổ phiếu của Vĩnh Hoàn, đại gia trong xuất khẩu cá tra, đã tăng từ mốc 86.000 đồng lên chạm mốc 92.9000 đồng/cổ phiếu. Còn cổ phiếu của vua tôm Minh Phú đã leo lên mức 47.500 đồng/cổ phiếu từ mức 40.500 đồng.

Nguyên nhân một phần do phía Mỹ công bố mức bán chống phá giá giảm mạnh và đặc biệt là việc Mỹ áp gói thuế mới lên hàng hóa Trung Quốc (TQ) khiến thủy sản VN hưởng lợi nhờ thuế thấp hơn hàng TQ. Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) cũng vừa nhận định nhờ vào gói thuế mới của Mỹ mà các công ty trong ngành thủy sản có thể được hưởng lợi khi các công ty TQ bị loại khỏi thị trường Mỹ.

Nhưng không chỉ ngành thủy sản mà hàng loạt ngành khác cũng hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. “Các công ty trong các lĩnh vực như dịch vụ cảng biển, dịch vụ hàng hóa hàng không, khu công nghiệp, lắp ráp đồ điện tử, hàng may mặc, da giày… sẽ hưởng lợi vì dòng chảy thương mại từ các nước sẽ hướng qua VN để tránh bị vạ lây với gói thuế mới của Mỹ áp lên TQ” - HSC đánh giá.

Cùng một góc nhìn, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang lên quy mô toàn diện, cơ hội sẽ đến với rất nhiều nước khác trong vai trò thay thế các mặt hàng xuất khẩu vào hai thị trường Mỹ và TQ, trong đó có VN.

Ngành may mặc sẽ giành thêm các đơn hàng nước ngoài khi bất lợi về thuế sẽ làm suy giảm tính cạnh tranh của Trung Quốc. Ảnh: PM

Đặc biệt, BVSC cho rằng ngành dệt may và da giày là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại nhờ hai khía cạnh. Thứ nhất, đồng nhân dân tệ của TQ mất giá mạnh so với USD, qua đó nhân dân tệ cũng mất giá so với VND. Từ đó giúp các DN nhập được vải và các nguyên phụ liệu dệt may, da giày với giá rẻ hơn.

Thứ hai, các ngành này của VN có thể lấy thêm được thị phần của TQ tại thị trường Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh hơn cũng như thu hút được thêm vốn đầu tư nước ngoài, từ đó giúp xuất khẩu tăng, nhiều việc làm mới được tạo ra.

Điều này lý giải vì sao trong những ngày qua cổ phiếu của nhiều công ty ngành dệt may như Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Công ty Đầu tư và Thương mại May 10, Dệt may Thành Công… bật tăng mạnh sau chuỗi ngày dài trầm lắng.

Theo ông Nguyễn Sỹ Hòe, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phú Tài, công ty nhận được ngày càng nhiều đơn đặt hàng từ thị trường Mỹ. “Từ việc đánh thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, công ty có kế hoạch gia tăng lượng hàng xuất khẩu thêm 30% trong năm nay và năm 2019” - ông Hòe tự tin.

VN hiện là nơi sản xuất mặt hàng điện thoại di động lớn nhất của Samsung với sản lượng khoảng 240 triệu chiếc/năm, theo sau là TQ với sản lượng 150 triệu chiếc/năm. Samsung đang có kế hoạch cắt giảm sản lượng khoảng 40 triệu sản phẩm tại TQ do giá nhân công cao kết hợp với rủi ro chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang nên tập đoàn này càng có lý do để đẩy mạnh chuyển hướng đầu tư sang các nước khác. Trong bối cảnh này, VN có cơ hội thu hút thêm vốn đầu tư của Samsung. 

Vẫn phải cẩn trọng

Bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc phân tích tư vấn và đầu tư khách hàng tổ chức Công ty Chứng khoán SSI, nêu rõ: Vì các sản phẩm của TQ sẽ phải chịu thêm chi phí từ mức thuế nên sản phẩm sẽ đắt đỏ hơn khi bán tại thị trường Mỹ. Như vậy các sản phẩm VN tương tự TQ có lợi thế về giá bán để tăng tính cạnh tranh.

“Điều này có nghĩa rằng trong ngắn hạn, các sản phẩm xuất khẩu chính của VN như dệt may, giày dép, điện thoại di động, điện tử gia dụng, đồ gỗ, thủy sản, túi xách, valy và máy móc có thể tìm thấy sự tiếp cận tốt hơn vào thị trường Mỹ” - bà Phương nói.

Bà Phương cũng nhận định VN khó có thể trở thành mục tiêu tiềm năng để Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào các mức thuế mới lên sản phẩm VN. Nguyên nhân VN không gặp nhiều vấn đề thương mại với Mỹ cũng như không nằm trong nhóm 10 nước mà Mỹ xem đang có sự tranh chấp thương mại. Ngược lại, có khả năng một làn sóng đầu tư mới đến VN khi các công ty nước ngoài chọn VN là cứ điểm sản xuất để trú ẩn an toàn trước những căng thẳng thương mại của các nước lớn.

“Tác động trong ngắn hạn, có thể là đồng nhân dân tệ suy yếu làm suy giảm chung đến thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, do cán cân thương mại VN đang xuất siêu, cũng như bệ đỡ về dự trữ ngoại hối tốt nên về cơ bản đồng tiền VN duy trì ổn định” - bà Phương dự báo.

Tuy vậy, nhiều ý kiến đều cho rằng thách thức của VN là cần quản lý chặt, tránh hiện tượng hàng TQ mượn VN như một nước trung chuyển để tìm đường xuất khẩu sang Mỹ. “Nếu điều này xảy ra, VN có nguy cơ bị kéo vào vòng xoáy áp thuế giữa hai cường quốc lớn. Ngoài ra, các DN VN có thể vấp phải sự cạnh tranh gay gắt hơn nếu hàng hóa TQ bị bán phá giá tại VN” - nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Bảo Việt cảnh báo.

Tâm lý nhà đầu tư đã thay đổi

Trong một báo cáo gần đây, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội thuộc Bộ KH&ĐT ước tính chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất sẽ làm GDP VN giảm 0,03% năm 2018; mức giảm tăng lên 0,09% vào năm 2019 và đạt đỉnh điểm sụt 0,12% vào năm 2020-2021. Mức tác động sẽ giảm dần các năm sau đó.

Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán HSC cho rằng tâm lý nhà đầu tư trước ảnh hưởng của việc áp thuế lẫn nhau giữa Mỹ và TQ đối với triển vọng kinh tế vĩ mô VN đã có sự thay đổi.

“Thay vì lo ngại về khả năng tăng trưởng chậm lại của hoạt động thương mại trong ngắn hạn, trung hạn thì nhà đầu tư đã tỏ ra lạc quan về khả năng chuyển hoạt động sản xuất từ TQ sang VN trong trung hạn, dài hạn sẽ diễn ra nhanh hơn” - nhóm phân tích HSC nhận định.

VN hiện là nơi sản xuất mặt hàng điện thoại di động lớn nhất của Samsung với sản lượng khoảng 240 triệu chiếc/năm, theo sau là TQ với sản lượng 150 triệu chiếc/năm. Samsung đang có kế hoạch cắt giảm sản lượng khoảng 40 triệu sản phẩm tại TQ do giá nhân công cao kết hợp với rủi ro chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang nên tập đoàn này càng có lý do để đẩy mạnh chuyển hướng đầu tư sang các nước khác. Trong bối cảnh này, VN có cơ hội thu hút thêm vốn đầu tư của Samsung.

Trong một báo cáo gần đây, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội thuộc Bộ KH&ĐT ước tính chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất sẽ làm GDP VN giảm 0,03% năm 2018; mức giảm tăng lên 0,09% vào năm 2019 và đạt đỉnh điểm sụt 0,12% vào năm 2020-2021. Mức tác động sẽ giảm dần các năm sau đó.

Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán HSC cho rằng tâm lý nhà đầu tư trước ảnh hưởng của việc áp thuế lẫn nhau giữa Mỹ và TQ đối với triển vọng kinh tế vĩ mô VN đã có sự thay đổi.

“Thay vì lo ngại về khả năng tăng trưởng chậm lại của hoạt động thương mại trong ngắn hạn, trung hạn thì nhà đầu tư đã tỏ ra lạc quan về khả năng chuyển hoạt động sản xuất từ TQ sang VN trong trung hạn, dài hạn sẽ diễn ra nhanh hơn” - nhóm phân tích HSC nhận định.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm