Cá chết ở sông La Ngà không phải do xả thải

Theo ông Chánh, cơn mưa lớn đầu mùa hôm 20-5 đã cuốn trôi tạp chất, rác thải trên mặt đất xuống sông và đổ về hạ nguồn. Cùng với mực nước tại khu vực nuôi cá lúc này đang thấp khiến lượng ôxy bị pha loãng, thiếu hụt trong nước. Ông Chánh cho hay năm nào chính quyền địa phương cũng khuyến cáo người dân về việc này. Hiện các ban, ngành chức năng đang làm thủ tục trình UBND tỉnh hỗ trợ người dân bị thiệt hại theo quy định.

Trước đó, tối 20-5, sau nhiều đợt mưa lớn, hơn 1.500 tấn cá nuôi bè trên sông La Ngà ngoi lên mặt nước thoi thóp rồi chết trắng. Mọi người phải gom cá vào bao bán giá rẻ cho thương lái hoặc vứt đi. Nhiều gia đình trắng tay, lâm cảnh nợ nần.

Kết quả kiểm tra mẫu nước tại hiện trường cá chết cho thấy nồng độ NH4 (amoni) vượt mức giới hạn cho phép của cá nuôi 5,6-11 lần; hàm lượng NO2 vượt giới hạn cho phép 10-20 lần (theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thì NH4 < 0,9 mg/lít; NO2 = 0,05 mg/lít). Ngoài ra, hàm lượng ôxy hòa tan (DO) đều thấp, dao động khoảng 2,6-3,2 mg/lít (hàm lượng DO tối ưu khuyến cáo cho cá nuôi từ 4 mg/lít trở lên).

Sông La Ngà dài trên 272 km, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh ven khu vực TP Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng, chảy qua tỉnh Bình Thuận trước khi đổ vào hồ Trị An (huyện Định Quán, Đồng Nai). Làng bè sông La Ngà kéo dài 1 km ở vùng hạ lưu sông, được hình thành cách đây khoảng 20 năm. Trên sông có 150 hộ với hơn 500 lồng nuôi cá lăng, điêu hồng, chép...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm