Ý nghĩa của các ký hiệu thẻ BHYT

Cho tôi hỏi, đối tượng sinh viên tham gia BHYT cho từng năm học hay tham gia BHYT cho cả khóa học?

 Thanh Hà (Quận 7, TP.HCM)

Bảo hiểm xã hội TP.HCM trả lời: Do việc quyết toán tài chính đối với các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng chậm nhất đến ngày 31-12 hằng năm. Vì thế, các cơ quan liên quan phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí vào quỹ BHYT năm đó.

Do vậy, cơ sở giáo dục sẽ thu tiền đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng của học sinh, sinh viên sáu tháng hoặc một năm một lần nộp vào quỹ BHYT, nên đối tượng sinh viên tham gia BHYT chỉ đóng tiền cho từng năm học, không phải đóng tiền BHYT cho cả khóa học.

Ý nghĩa của các ký hiệu thẻ BHYT

Cho tôi hỏi, các thẻ BHYT có ký hiệu K1, K2, K3 được cấp cho những đối tượng nào; các ký hiệu này có ý nghĩa như thế nào?

 Bạn Trần Thanh Trung (Học sinh THPT Lê Hồng Phong)

Bảo hiểm xã hội TP.HCM trả lời: Theo Luật BHYT quy định, những đối tượng là người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi đi khám chữa bệnh (KCB) không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng như đi KCB đúng quy định.

Để đảm bảo quyền lợi KCB BHYT và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nêu trên khi đi KCB nên cơ quan bảo hiểm xã hội đã cấp thẻ BHYT có các ký hiệu K1, K2, K3, cụ thể như sau:

K1: Là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.

K2: Là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

K3: Là mã nơi người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.

Chỉ các thẻ BHYT có ký hiệu K1, K2, K3 mới được hưởng quyền lợi đi KCB tại bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương mà không cần giấy chuyển tuyến.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm