Cẩn thận với món bạch tuộc tái sống

Bạch  tuộc tươi có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều vitamin cho con người như A, B1,C,...Bên cạnh đó bạch tuộc còn cung cấp một số loại khoáng chất như sắt, canxi, kẽm, iốt… Ít béo (1%), nhưng tỉ lệ acid béo không no cao, nhất là omega-3 (0,16%). 100gr bạch tuộc cung cấp chỉ 80 Calo, thích hợp cho ăn kiêng giảm béo.

Bạch  tuộc tươi có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng khi ăn nên cẩn thận đê tránh ngộ độc. Ảnh: NGUYÊN VÕ

Bạch tuộc là món ăn khoái khẩu của nhiều người, dễ chế biến thành những món như nào là bạch tuộc nướng sa tế, bạch tuộc chua ngọt, bạch tuộc nhúng giấm,...Tuy nhiên, khi ăn bạch tuộc người dùng cũng nên cẩn thận tránh dùng phải bạch tuộc kém chất lượng và loại bạch tuộc có khả năng gây hại cho người dùng.

Theo chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành, bạch tuộc bán ngoài thị trường khó kiểm soát được chất lượng. Bạch tuộc cũng tương tự như các loại hải sản khác, nhiễm ký sinh trùng ít được ghi nhận, nhưng vẫn có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh khác, nếu vệ sinh, bảo quản không tốt. Do đó, không nên ăn gỏi bạch tuộc, chỉ nên ăn bạch tuộc nướng hoặc nấu chín. Tuy nhiên không phải bạch tuộc loại nào cũng ăn được. Bạch tuộc đốm xanh (blue-ringed octopus) đã từng gây chết người ở Bình Thuận. Bạch tuộc loại này chứa độc tố tetrodotoxin cực độc (giống như ở cá nóc), nấu chín không phân hủy được độc tố. Độc tố trong một con bạch tuộc 25 gr đủ làm chết 10 người.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm