Không ít người ăn những thực phẩm rước bệnh này

Cải bẹ muối

Cải bẹ muối là một loại dưa chua thông thường, có thể được sử dụng như một thành phần trong rau xào, cũng có thể ăn trực tiếp. Trong bữa sáng, bạn có thể ăn kèm với cháo hoặc mì. Nguyên liệu của cải bẹ chính là thân cây, cuộn vào nhau và có kích thước bằng nắm tay, khi ăn thì cắt ra thành từng miếng.

Tuy nhiên, dưa muối xổi có độc tố tương đương với “thạch tín”, trong đó hàm lượng nitrit quá mức, đi vào dạ dày, các vi khuẩn phân chia thành nitrosamine, nó là một chất gây ung thư. Do đó, người sử dụng có thể bị ung thư dạ dày, thiếu hụt vitamin C và gây kết sỏi trong cơ thể nếu thường xuyên ăn dưa muối xổi.

Dưa muối xổi có độc tố cao. Ảnh: Internet

Khi ăn dưa muối cần chú ý:

- Ăn dưa, cà muối có màu vàng, thơm, không còn bị hăng, ngái,... Tuyệt đối không ăn dưa, cà muối xổi hoặc đã quá chín, quá chua, đổi màu thâm đen, nhớt, biến mùi,...

- Không nên rửa dưa, cà quá nát, dễ gây ủng dưa khi muối.

- Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 50gr dưa muối và ăn 2 - 3 lần trong tuần. 

- Người bị bệnh tim, cao huyết áp, bệnh thận, viêm loét dạ dày,... không ăn dưa, cà muối khi đói bởi có thể khiến bệnh nặng thêm.

Giá đỗ bón phân hóa học

Nhiều người sản xuất vì lợi nhuận đã sử dụng phân hóa học hoặc thuốc diệt cỏ để kích thích giá đỗ phát triển nhanh chóng, nhưng không phát triển rễ. Nó không những không có mùi thơm, giòn và vị nhạt, hơn nữa còn sót lại chất trong phân hóa học, dưới tác động của vi sinh vật, còn có thể tạo thành amoniac nitrit, có thể gây ung thư thực quản và ung thư dạ dày.

Những bà nội trợ phải biết phân biệt:

- Giá đỗ không ủ hóa chất là: Rễ dài như sợi chỉ, thân không mập. Cọng giá khi bấm vào thấy độ giòn của giá, khi xào không ra nước, khi ăn có vị thơm của đậu.

- Giá dùng thuốc kích thích là: Cọng giá ngắn mập, trắng, không có hoặc rất ít rễ. Không có hoặc hạt mầm hạt mầm thường nhỏ bám trên thân giá. Nếu xào nấu, giá sẽ ra nước nhiều và khi ăn không có mùi thơm của đậu.

Thức ăn thừa

Thức ăn thừa không chỉ có giá trị dinh dưỡng thấp, chúng còn tạo ra nitrite rất dễ gây bệnh, Nitrit là chất có thể gây ung thư, nhất là khi thời gian bảo quản càng lâu và ở nhiệt độ cao. Thực tế, thức ăn thừa bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2-6 độ C, sự gia tăng lượng nitrite trong rau tương đối. Thế nhưng vì sức khỏe khuyến cáo mọi người tốt nhất không nên ăn thức ăn để qua đêm, đặc biệt là các loại rau lá xanh.

Không nên ăn thức ăn để qua đêm. Ảnh: Internet

Thực phẩm nấm mốc

Aflatoxin (AFT) là một trong những loại độc tố nấm mốc lớn nhất gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, là chất gây ung thư loại 1 và độc hại gấp 68 lần so với thạch tín (asen), chỉ đứng sau độc tố botulinum. Được biết nguy cơ của aflatoxin nằm trong sự phá hủy các mô gan ở người và động vật và trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến ung thư gan và thậm chí tử vong. Cách tốt nhất là nên bỏ các loại thực phẩm đã lên nấm mốc.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm