Có phải có thể để mọi thực phẩm trong tủ lạnh?

1. Khoai tây

Tinh bột của khoai tây sẽ biến thành đường trong nhiệt độ lạnh. Cục An toàn thực phẩm giải thích trên báo chí rằng những chất đường này khi kết hợp với acid amin asparagine sẽ tạo ra chất gây ung thư acrylamide. Do đó, khoai tây cần được cất ở nơi mát và khô như trong túi giấy. Tốt nhất không nên rửa chúng trước khi cất, nếu không độ ẩm sẽ làm khoai tây ủng thối. Ngoài ra, khoai tây cũng dễ bị hỏng nếu như để gần hành.

Không nên để khoai tây gần hành. Ảnh: Internet

2. Hành tây

Giống như cà chua, hành tây có xu hướng bị mềm đi hoặc nấm mốc nếu để trong tủ lạnh quá lâu. Khi hành tây đã được cắt nhỏ, kể cả khi bạn đã bọc chặt, chúng vẫn bị khô ngay. Ngoài ra, hành tây có mùi rất hăng, có thể lây lan trong môi trường kín như tủ lạnh, làm cho toàn bộ thực phẩm khác đều bị nhiễm mùi. Nếu ăn phải hành tây bị nấm mốc sẽ rất dễ gây hại cho sức khỏe. Chúng cũng dễ bị hỏng khi tiếp xúc ánh mặt trời. Vì vậy nên bảo quản hành tây ở nơi mát và cách xa khoai tây.

3. Bánh mì

Bánh mì để trong tủ lạnh sẽ dễ bị khô cứng. Ngoài ra, bánh mì cũng là một trong những loại thực phẩm dễ nhiễm khuẩn. Nếu đặt trong điều kiện tủ lạnh lâu ngày không lau dọn, bánh mì sẽ rất dễ bị mốc. Bạn nên bảo quản bánh mì trong một chiếc túi có lỗ thoát khí ở không gian phòng bình thường sẽ được lâu hơn bảo quản tủ lạnh. Nhưng nếu để lâu hơn thời gian cho phép thì bánh mì cũng mất đi cảm giác mềm xốp vốn có.

4. Trái cây nhiệt đới

Trái cây như chuối, xoài, dứa và đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Nhiệt độ thấp có thể làm mất chất dinh dưỡng của các loại quả này do mô tế bào và các enzim trưởng thành của chúng bị loại bỏ. Chuối xanh sẽ bị thâm đen, khó chín nếu để vào tủ lạnh. Chuối chỉ giữ được chất dinh dưỡng tốt nhất khi được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Tương tự, với dưa hấu, Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo không nên để dưa hấu trong tủ lạnh bởi chúng sẽ mất đi chất chống ôxy hóa có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa ung thư. 

Không nên để dưa hấu trong tủ lạnh. Ảnh: Internet

 5. Mật ong

Hiệp hội ong ở Canada khuyên người tiêu dùng nên giữ mật ong trong bình kín ở nhiệt độ phòng nơi khô ráo. Acid và hàm lượng đường của mật ong ngăn cản các vi sinh vật có hại và tăng chất dinh dưỡng khi dùng. Việc làm lạnh sẽ phá hỏng các chất này, khiến mật ong đông cứng và dễ bị nhiễm các vi khuẩn có hại hơn.

6. Cà chua

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, cà chua bảo quản ở môi trường tự nhiên có hương vị thơm ngon hơn hẳn loại để trong tủ lạnh. Cà chua khi để ở nhiệt độ dưới 12 độ C sẽ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng của loại quả này. Hơn nữa, nhiệt độ lạnh còn làm thay đổi kết cấu tự nhiên, cản trở việc sản sinh ra các hợp chất dễ bay hơi có trong cà chua. 65% các hợp chất này sẽ biến mất nếu để trong tủ lạnh. Cách tốt nhất bạn nên để cà chua ở môi trường tự nhiên, thoáng mát.

7. Chuối

Lý do là khi để trong tủ lạnh, nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Thế nhưng nếu nhiệt độ quá lạnh, nó có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn có vị hơi cay khi chín. Vì thế, chuối xanh cần được giữ ở nhiệt độ phòng. Trong trường hợp chuối đã chín mà bạn không ăn kịp, bạn có thể bảo quản chúng trong ngăn lạnh, vỏ chuối sẽ tiếp tục chuyển sang màu nâu nhưng trái cây vẫn rất hoàn hảo.

8. Rau đã nấu chín

Không nên để dưa hấu trong tủ lạnh. Ảnh: Internet

Không nên bảo quản rau đã chế biến trong tủ lạnh, vì khi nấu ở nhiệt độ cao có thêm muối thì các vi khuẩn trong thức ăn sẽ sinh sôi rất nhanh và có thể tạo thành chất gây ung thư. Vì vậy, bạn không nên ăn rau thừa cất trong tủ lạnh mà tốt nhất nên ăn hết trong một bữa.                                                       

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm